/ 0 bình luận

Tiền đề kinh tế để một cuộc Cách mạng tư sản có thể diễn ra

 

Các cuộc cách mạng tư sản đều bắt nguồn từ một nguyên nhân sâu xa chung đó là mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất mới tư bản và quan hệ sản xuất cũ phong kiến lỗi thời. Trong các tiền đề để cách mạng tư sản nổ ra thì tiền đề kinh tế là quan trọng nhất.

Sự xuất hiện và phát triển mạnh mẽ của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa trong lòng chế độ phong kiến, điều đó đồng nghĩa với việc phải có lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa mà cụ thể là quan hệ tư hữu về tư liệu sản xuất, quan hệ tổ chức sản xuất giữa tư sản và công nhân, quan hệ phân phối theo kiểu tư bản chủ nghĩa (nền kinh tế hàng hoá phát triển).

Sự xuất hiện của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa là sự phủ nhận sự tồn tại của quan hệ sản xuất cũ mà ở đây là sự phủ nhận đối với quan hệ sản xuất phong kiến tự cấp tự túc. Hai phương thức sản xuất này không thể cùng tồn tại và phát triển, chế độ phong kiến trở thành rào cản, kìm hãm sự phát triển của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa. Một mâu thuẫn mới trong xã hội đã được hình thành mà không thể điều hoà được đó là mâu thuẫn giữa nhân tố mới của lịch sử (phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa) và cái cũ lạc hậu (chế độ phong kiến). Biểu hiện của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa là: trong nông nghiệp xuất hiện những đồn điền, trang trại lớn; công nghiệp xuất hiện các công trường thủ công; thương nghiệp gắn với sự ra đời của các công ti thương mại lớn.

1.     1. Sự xâm nhập của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa trong nông nghiệp.

-        Cách mạng tư sản Anh:

Mặc dù đã có một số thành tựu về công thương nghiệp, nước Anh đầu thế kỉ XVII vẫn còn là một nước nông nghiệp. Trong số 5 triệu rưỡi cư dân, chỉ có 1/5 ở thành thị, còn 4/5 vẫn ở nông thôn. Quan hệ sản xuất phong kiến thống trị rất lâu đời trong nông thôn. Ruộng đất là tài sản của quý tộc địa chủ. Nông dân cày cấy ruộng đất phải nộp tô cho địa chủ theo kì hạn và theo mức quy định vĩnh viễn. Nông dân không được tự ý bán hoặc trao đổi phần đất của mình mà chỉ truyền lại cho con cháu sau khi đã nộp tô kế thừa và được địa chỉ cho phép. Ngay cả những nông dân khá giả tuy có một phần đất đai riêng, cũng vẫn phải nộp tổ đại dịch cho địa chủ. Về thân phận, mặc dù được tuyên bố tự do, chế độ nông nô đã bãi bỏ, nhưng địa chủ vẫn có quyền xét xử và quyền quản lí về hành chính đối với những người sống trong trang viên, lãnh địa của họ. Ngoài phần đất của địa chủ và nông dân chiếm làm tư hữu, còn có phần ruộng đất công xã như đất hoang, rừng rú và đồng cỏ. Tất cả mọi người đều được sử dụng đất công xã để chăn nuôi. Những nông dân nghèo khổ cũng phải sống nhờ vào phần đất của công xã.

Tuy nhiên do sự phát triển của công nghiệp len da ngày càng mạnh, nên nghề nuôi cừu trở thành nghề có lợi nhất. Địa chủ không thỏa mãn với địa tô thu được của nông dân nên đều tăng nguồn thu nhập riêng bằng cách tước đoạt ruộng đất mà nông dân đang cày cấy, rào ruộng đất riêng và cả một phần ruộng đất của công xã, biến thành đồng cỏ chăn cừu và cấm súc vật của nông dân vào. Nông dân không có chỗ trồng trọt và chăn nuôi, bị đuổi hàng loạt ra khỏi ruộng đất, sống cuộc đời vô cùng khổ cực. Hồi thế kỉ XVI, Thomas More đã tả lại cảnh đó như sau: "Những con cừu xưa kia ngoan ngoãn hiền hậu biết bao, bây giờ đều trở thành những con vật hung hãn, tham lam. Cừu ăn thịt người, phá hoại ruộng vườn, nhà cửa và thành thị". Việc chuyển đồng lúa thành đồng cỏ để chăn cừu, hoặc nói cách khác, quá trình "cừu ăn thịt người". Việc cướp ruộng đất của nông dân đã dẫn tới hai hậu quả. Thứ nhất: số người tay trắng bị tước đoạt ruộng đất, nghĩa là bị tách khỏi tư liệu sản xuất ngày càng đông, trở thành một đội quân lao động của nền công nghiệp. Thứ hai: số tiền tích lũy nhờ việc bán lông cừu ngày càng nhiều trở thành nguồn tư bản, bỏ vào kinh doanh công thương nghiệp. Đó chính là quá trình tích lũy nguyên thủy, làm tiền đề cho sự phát triển chủ nghĩa tư bản ở Anh. Mác viết: "... Cơ sở của toàn bộ quá trình tiến triển này chính là sự tước đoạt ruộng đất của nông dân chỉ được tiến hành triệt để ở nước Anh thôi; vì vậy trong sự phác họa sau đây của chúng ta, tất nhiên là nước Anh sẽ giữ một địa vị bậc nhất").

Trên những mảnh đất còn tiếp tục canh tác nông nghiệp, địa chủ thường không thỏa mãn với chế độ địa tô, muốn đuổi tá điền ra khỏi ruộng đất, tiến hành rào đất và trao cho một số nhà tư bản kinh doanh theo phương thức mới: lập trang trại, sử dụng lao động làm thuê, dùng phân bón nhân tạo, cải tiến chế độ luân canh, dùng máy gieo hạt và các công cụ khác. Thu hoạch trên những miếng đất đó thường nhiều gấp 3, 4 lần thu hoạch trên những mảnh ruộng cày cấy theo phương pháp cũ, làm nảy sinh ra một tầng lớp trại chủ giàu có.

-        Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ:

Quý tộc tư sản Anh sang Bắc Mĩ muốn duy trì những tàn dư chế độ phong kiến ở đất mới để trở thành đại địa chủ. Vua Anh phân phong những vùng đất mới cho quý tộc, có vùng rộng lớn tới hàng vạn kilomet vuông.

Ví dụ: Năm 1681, vua Sáclơ XI đã cho Uyliant em phần lớn đất Penxinvania ngày nay rộng trên 6 vạn kilômét vuông Những thống đốc thường là những đại địa chi quý tộc có đến hàng vạn ha đất đai như thống đốc bang Virginia.

Việc tập trung ruộng đất trong tay quý tộc và lối bóc lột phong kiến cùng với sự bóc lột kiểu nông nô, nô lệ đã làm cho mâu thuẫn trong nông thôn Bắc Mĩ trở nên gay gắt.

Trước tiên, nông dân nghèo di cư sang Bắc Mĩ bất chấp luật lệ tàn khốc cột chặt họ vào đất đai của địa chủ tư sản đã tự động nổi dậy chống việc nô dịch hoá, chống nạn cho vay lãi v.v...

Những vùng đất trống ở phía tây còn nhiều, nông dân tá điền, nông dân nghèo tự động đi về phía tây khai khẩn. Họ tạo thành phong trào của những người "Xquatơ". Bọn đại địa chủ quý tộc tìm cách ngăn cản và phá hoại những cơ sở sinh sống của người "Xquatơ". Năm 1763 vua Anh ra sắc lệnh cấm khẩn thực vùng đất đai rộng lớn bên kia dãy núi Alego ít và lưu vực sông Mixixipi. Năm 1774 nhà vua ra lệnh cấm cư dân 13 bang thuộc địa không được di cư về phía tây. Mâu thuẫn này trở nên gay gắt, sự xung đột giữa chế độ "phácmơ" đang hình thành và phát triển theo yêu cầu của kinh tế Bắc Mĩ với chế độ phong kiến do bọn quý tộc ruộng đất đang cố bám chặt đã tạo điều kiện cho sự ra đời chủ nghĩa dân chủ cách mạng Mĩ. Trong tình hình đó, Đại hội lục địa lần thứ nhất vào tháng 9-1774 ở Philadelphia được triệu tập.

Chế độ đồn điền đã làm cho kinh tế nông nghiệp Mĩ mang theo đặc trưng riêng. Chính yếu tố này làm cho lịch sử hình thành nước Mĩ bắt đầu từ chế độ nô lệ, chứ không phải từ sự tự do. Chế độ nô lệ đã là một điểm xuất phát của kinh tế Mĩ, của sự làm giàu của giai cấp tư sản Mĩ.

Nói đến chế độ nô lệ đồn điền trước tiên phải nói đến nô lệ da đen. Sự bóc lột nô lệ da đen đặc biệt phát triển ở vùng kinh tế miền Nam. Nó giữ vai trò quan trọng trong nghề trồng bông ở miền Nam và ngay cả trong công nghiệp đóng tàu, công nghiệp dệt...

Những người nô lệ đầu tiên bị thực dân Hà Lan chở sang vào năm 1619. Không lâu sau, việc buôn bán nô lệ ra đời đem lại lợi nhuận lớn có khi lãi tới 1000%. Những người nô lệ da đen bị khinh miệt như người hạ đắng. Họ phải lao động kiệt lực và nhân khẩu phần vô cùng ít ỏi. Họ có thể bị giết, bị đánh đập và đem bán tùy ý chủ. Chế độ nô lệ không loại trừ người da trắng. Họ là những tù nhân, con nợ, những người bị tình nghi về chính trị và số đông trẻ em bị bắt cóc bán sang thuộc địa. Họ hoàn toàn thuộc quyền sở hữu của chủ nô trong 21 năm, hoặc từ 4 đến 7 năm.

Đất đai khai khẩn ở Mĩ thấm mồ hôi và máu của người nô lệ. Những người nô lệ đã chết tới hàng triệu để làm giàu cho bọn chủ. Chế độ nô lệ đã loại trừ chế độ lao động làm thuê, mối quan hệ mới xuất hiện cùng với nền sản xuất tư bản chủ nghĩa. Nhưng kết quả của lao động lại hoàn toàn phục vụ cho thị trường tư bản. Chính điều này làm hoạt động của chế độ nô lệ lại phục vụ cho mục đích kinh doanh. Đó là đặc trưng của chế độ nô lệ Mĩ. Nhà tư bản, chủ đồn điền và chủ nô đã hóa thân thành một. Sự tàn bạo của nó cũng vì đó nhân lên gấp bội. Nô lệ đồn điền trở thành một dạng đặc biệt trong quan hệ nông nghiệp của nước Mĩ trong quá trình đẩy nhanh sự tích lũy tư bản.

-        Ở Pháp:

Khác với ở Anh hồi thế kỉ XVI - XVII, chủ nghĩa tư bản đã xâm nhập vào nông nghiệp, bọn chủ ruộng đất chuyển sang kinh doanh theo phương thức tư bản chủ nghĩa khiến cho tầng lớp quý tộc mới xuất hiện, ở Pháp hồi trước cách mạng, yếu tố tư bản chủ nghĩa trong nông thôn rất nhỏ bé. Trong nhiều vùng, đặc biệt ở các tỉnh miền Đông Bắc, một số địa chủ lớn đã thử chuyển sang mở trang trại lớn theo cách bóc lột tư bản chủ nghĩa, nhưng thường không thành công. Họ đuổi nông dân ra khỏi ruộng đất, tập trung những mảnh nhỏ thành một mảnh lớn rồi áp dụng lối kinh doanh tư bản chủ nghĩa. Trong nhiều tỉnh, một phần đất đai chuyển sang tay tư bản. Trong nông dân cũng xảy ra hiện tượng phân hóa xã hội, một tầng lớp nông dân giàu có bắt đầu hình thành. Nhưng hiện tượng đó còn rất hiếm, chưa có vai trò đáng kể trong nền kinh tế - xã hội Pháp.

Như vậy, đến cuối thế kỉ XVIII, nền nông nghiệp Pháp vẫn giữ quan hệ phong kiến lạc hậu, bọn lãnh chúa vẫn khư khư ôm lấy phương thức bóc lột cũ kĩ bằng những đặc quyền phong kiến.  Trong những năm 70 - 80 của thế kỉ XVIII, giá cả nông sản bị sụt làm cho chúa đất bị lỗ vốn nặng nề. Để bù vào chỗ hổng đó, họ thực hiện những chính sách phản động như tăng thuế, khôi phục lại một số luật phong kiến đã bị bỏ quên từ lâu đời để bòn rút hơn nữa của cải của nông dân. Các lãnh chúa cũng bắt đầu chiếm ruộng đất của công xã. Mức độ cướp đoạt phổ biến nhất là chiếm 1/3, nhưng cũng có khi chiếm tới 1/2, 2/3 và chiếm luôn toàn bộ công điền. Kết quả là trước cách mạng, nền kinh tế nông nghiệp ngày càng suy sụp, nông dân bị phá sản phải đi lang thang để kiến ăn, nạn đói diễn ra liên tiếp. Do đó, giải phóng khỏi ách phong kiến là một yêu cầu cấp thiết của nhân dân Pháp lúc đó và giải quyết vấn đề ruộng đất đã trở thành vấn đề cơ bản của cách mạng.

2.     2. Sự phát triển của công thương nghiệp tư bản chủ nghĩa.

-        Cách mạng Nedeclan:

Do vị trí Nedeclan nằm ở vùng biển Bắc Âu và có địa hình bờ biển thuận lợi cho việc neo đậu, ra vào các hải cảng của nhiều loại tàu biển với với trong tải khác nhau. Do bờ biển khúc khuỷu, lồi lõm, lòng biển sâu, được che chắn bởi những dải đất nên khi có gió to, sóng lớn thì tàu thuyền có thể vào vùng biển này trú ẩn. Do đó, Một trong những ngành công nghiệp phát triển nhất của Nêđéclan là ngành đóng tàu biển, có khả năng đóng được những con tàu vượt đại dương, với trọng tải 25 tấn. Ngành dệt len dạ và nhuộm cũng rất nổi tiếng. Trong hầu hết các ngành sản xuất đều xuất hiện công trường thủ công tư bản chủ nghĩa; có công trường thủ công đã thuê tới 200 – 300 công nhân.

Cùng với sự lớn mạnh của công thương nghiệp, tầng lớp thương nhân nhờ buôn bán và vận chuyển hàng hoá phát đạt, trở nên giàu có và là tiền thân của giai cấp tư sản Nêđéclan. Năm 1937, Hội nghị các đẳng cấp Vùng đất thấp ra đời. Đây là tổ chức đầu tiên có nhiệm vụ bảo vệ lợi ích của thị dân trước sự nhũng nhiễu của chính quyền phong kiến.

Năm 1516, Sáclơ V (còn có tên là Sáclơ Canh – Charles Quint) lên ngôi vua Tây Ban Nha và 3 năm sau (1519), trở thành hoàng đế của đế quốc Rôma – Giécman thần thánh. “Vùng đất thấp” là nơi giàu có và thịnh vượng của châu Âu vào thời điểm này, có nhiều điều kiện để tiếp tục phát triển. Sáclơ V vốn sinh trưởng ở Nêđéclan, nên có tình cảm đặc biệt đối với các thương nhân và tư sản vùng này. Sáclơ đã cho phép các chiến thuyền của Nêđéclan được tự do đi lại trên các biển và đại dương của thế giới mà không gặp một sự cản trở nào. Nhờ vậy, chỉ trong một thời gian ngắn, Anvecpen trở thành hải cảng quan trọng nhất Tây Âu, và tại các thành phố như: Valenxiên, Amxtécđam, Đenphơ, Guđa, … đã xuất hiện nhiều công trường thủ công tập trung sản xuất len dạ, đường, xà phòng, bia… Tuy chủ yếu sản xuất ở trình độ thủ công nhưng các công trường thủ công cũng phát triển trên cơ sở phân công lao động. Nhờ vị trí thuận lợi như vậy mà giới công thương Nêđéclan giàu lên nhanh chóng. Họ có nhiều khoản thu lớn và ổn định, như tiền cho thuê bến cảng để cho các tàu thuyền neo đậu, tiền thuê kho chứa hàng, tiền sửa chữa tàu thuyền…

-        Cách mạng tư sản Anh:

Từ thế kỉ XVI, các ngành công nghiệp ở Anh phát triển mạnh. Những phát minh mới về kĩ thuật, nhất là những hình thức tổ chức mới trong lao động đã làm cho năng suất lao động ngày càng tăng.

+ Việc áp dụng máy bơm hơi nước từ các hầm mỏ lên, thúc đẩy sự phát triển công nghiệp khai mỏ. Trong khoảng 100 năm (1551-1651) số lượng than khai thác tăng lên 14 lần, mỗi năm đạt 3 triệu tấn. Đến giữa thế kỉ XVII, Anh sản xuất 4/5 sản lượng than đá toàn châu Âu. Cũng trong thời gian đó, việc khai thác quặng sắt tăng hai lần, kẽm, đồng chí, muối tăng lên 6-8 lần. Việc dùng ống bế tối đa thúc đẩy nghề nấu sắt. Đầu thế kỉ XVII, Ở Anh có 800 lò, mỗi tuần sản xuất từ 3 đến 4 tấn. Nghề đóng tàu, sản xuất đồ gốm và kim khí cũng đạt được nhiều thành tựu lớn.

Đáng chú ý nhất là nghề dệt len dạ. Đó là một ngành sản xuất lâu đời ở Anh và đến thế kỉ XVII đã lan rộng khắp toàn quốc. Một người nước ngoài hồi đó phải thừa nhận rằng "Khắp cả vương quốc từ các thành phố nhỏ cho đến nông thôn và ấp trại đều làm len dạ". Giữa thế kỉ XVI, Số lượng len bán ra ngoài chiếm 80% toàn bộ hàng hóa xuất khẩu của nước Anh. Năm 1614, việc xuất cảng len nguyên sơ bị cấm. Nhờ đó, công nghiệp chế biến len tăng lên mạnh mẽ và nước Anh trở thành nước cung cấp hàng hóa bằng len cho các thị trường bên ngoài.

Bên cạnh các ngành công nghiệp cũ đã xuất hiện những ngành sản xuất mới: bông, giấy, tơ lụa, thủy tinh, xà phòng...

Thương nghiệp Anh cũng đạt nhiều thành tựu to lớn. Thị trường dân tộc được hình thành và các cơ sở kinh doanh của người nước ngoài dần dần bị suy sụp. Thương nhân Anh mở rộng buôn bán với thị trường thế giới, thành lập những công ty thương mại hoạt động từ Ban Tích đến châu Phi, từ Trung Quốc đến châu Mĩ.

Các công ti lớn nổi tiếng là: "Công ti châu Phi" (1553) buôn vàng, ngà voi và nô lệ da đen; "Công ti Matxcơva" buôn bán dọc sông Vônga để đi vào Ba Tư và Ấn Độ; "Công ti Phương Đông" (1579) liên lạc với các nước ven biển Ban Tích, Na Uy, Thụy Điển, Ba Lan... "Công ti Tây Ban Nha" (1577), "Công ti Thổ Nhĩ Kỳ (1581). Đến năm 1600, "Công ti Đông Ấn Độ" được thành lập, đặt nhiều thương điếm ở Xurat, Madrat, Bengan (Ấn Độ), cạnh tranh kịch liệt với trong nhân Hà Lan và Pháp. Trung tâm mậu dịch và tài chính lớn của nước Anh là khu City (Luân Đôn). Năm 1568, Sở giao dịch được thành lập, có ảnh hưởng không những ở Anh mà cả ở châu Âu nữa. Đến thời kì cách mạng, sự lưu thông về ngoại thương tăng lên gấp hai lần so với đầu thế kỉ XVII.

Sự phát triển của ngoại thương đã thúc đẩy nhanh sự thay đổi công nghiệp. Các ngành công nghiệp, thương nghiệp, hàng hải... phát đạt tới mức độ chưa từng có, tạo nên những yếu tố cách mạng trong lòng xã hội phong kiến đang tan rã. Quan hệ sản xuất mới dần dần hình thành.

Ở nước Anh đã có những công trường tập trung với hàng trăm, hàng ngàn người lao động làm thuê. Những hình thức phổ biến nhất khi đó vẫn là những công trường thủ công phân tán, Gặp nhiều khó khăn trong khi phát triển kinh doanh ở các thành phố là nơi mà chế độ phường hội còn thống trị, các chủ xưởng thường chuyển hướng về nông thôn. Họ phần nhiều là chủ công trường thủ công kiêm chủ bao mua. Họ chuyên bán nguyên liệu cho những người sản xuất hàng hóa nhỏ, phân phối vật liệu cho các gia đình chế tạo rồi thu mua từng phần hoặc mua cả sản phẩm. Như vậy, những người thợ thủ công vẫn ở ngay nhà mình, rải rác trong các thôn xóm nhưng bị lệ thuộc vào nhà tư bản. Còn về phía chủ thì chỉ cần lập nên một xưởng nhỏ để lắp hoặc sửa sang lần cuối cùng thứ hàng sắp đem bán. Thường thường việc bán nguyên liệu và mua sản phẩm xen lẫn với việc cho vay nặng lãi làm cho đời sống của thợ thủ công càng thêm bi đát, ngày làm việc kéo dài, lương hạ thấp, bị phá sản và trở thành công nhân làm thuê. Đồng thời, những người sản xuất hàng hóa nhỏ độc lập vẫn còn giữ một vai trò khá lớn.

Sự phát triển công thương nghiệp tư bản chủ nghĩa làm thay đổi bộ mặt của nước Anh. Nhiều thành phố lớn mọc lên. Luân Đôn trở thành trung tâm công thương nghiệp quan trọng nhất, có 20 vạn dân. Tuy nhiên, nước Anh vào nửa thế kỉ XVII vẫn còn thua kém Hà Lan về các mặt công nghiệp, thương nghiệp và hàng hải, luôn luôn gặp phải sự kình địch của các thuyền buôn Hà Lan.

-        Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ:

Các ngành công nghiệp của Bắc Mĩ phát triển nhằm đáp ứng những nhu cầu ngày càng tăng của thị trường nội địa và chính quốc. Ngành đóng thuyền phát triển đặc biệt thuận lợi. Ở đây có nhiều gỗ, ngoài phần khai thác chở về chính quốc cho công nghiệp, các ngành phục vụ hàng hải, vận chuyển đường sống cũng phát triển.

Từ đầu thế kỉ XVII (1624) ở Niu England đã đóng hai thuyền chuyên chở trên sông. Năm 1631 động chiếc thuyền biển đầu tiên. Giữa thế kỉ XVII là chế tạo những loại thuyền 300 tấn. Đến thời các hạng Anh, số tàu thuyền của Anh, có tới 30% đóng ở Bắc Mĩ.

Những ngành công nghiệp nặng khác như khai mỏ, luyện sắt thép đều tăng tiến. Giữa thế kỉ XVIII đã có 4 xí nghiệp luyện kim, 5 lò nấu thép. Những thuộc địa miền Trung và Bắc Mĩ đã sản xuất được sắt tấm, định, neo thuyền. Song ngành gia công kim khí đã bị Anh kìm hãm vì sợ cạnh tranh với chính quốc. Những ngành công nghiệp dệt vải, dệt len, nghề thuộc da, đóng giày cũng phát triển. Đặc biệt công nghiệp nấu rượu được mở mang, không chỉ phục vụ cho nội địa mà còn là hàng trao đổi, buôn bán có lợi. Họ đem cả rượu sang châu Phi để đổi lấy nô lệ da đen.

Ngành thương nghiệp ở 13 bang thuộc địa cùng với công nghiệp, nông nghiệp sản xuất hàng hóa đã phát triển. Đặc biệt thương nghiệp phát triển ở New England. Ngành buôn bán da lông thú, ngành đánh cá, khai thác gỗ, thuốc lá, lúa mì, chàm đều chiếm vị trí quan trọng. Giá trị xuất khẩu không ngừng tăng.

Trong những năm 1700 – 1710, trung bình mỗi năm 13 bang thuộc địa đã xuất sang Anh số hàng trị giá 265.783 bảng Anh. Nhưng 50 năm sau, giá trị hàng xuất khẩu của thuộc địa Bắc Mĩ lên tới 1.044.591 bảng.

Nhưng công thương nghiệp thuộc địa không tránh khỏi mâu thuẫn với chính quốc. Sự cạnh tranh dẫn tới việc can thiệp của chính quốc nhằm hạn chế sự phát triển công thương nghiệp thuộc địa. Khuynh hướng của các thuộc địa muốn tách khỏi sự ràng buộc phi lí với nền kinh tế Anh ngày càng rõ rệt. Chính phủ Anh tìm mọi cách ngăn chặn sự phát triển công thương nghiệp Bắc Mĩ, muốn các thuộc địa chỉ là thị trường tiêu thụ hàng hóa của chính quốc và là vùng cung cấp nguyên liệu, thực phẩm cho Anh. Do vậy, nhiều đạo luật ban hành nhằm cấm phát triển công thương nghiệp thuộc địa. Năm 1750, "đạo luật về sắt" cấm xây dựng nhà máy cán sắt thép, xưởng rèn lớn, lò nấu thép. Chính phủ Anh còn ngăn cấm Bắc Mĩ buôn bán với các nước khác cũng như giữa các thuộc địa với nhau. Chính sách thuế khóa ngày càng gây khó khăn lớn cho sản xuất công nghiệp và thương nghiệp Bắc Mĩ. Sự chống đối lại chính quốc để phát triển là điều tất nhiên. Giai cấp địa chủ tư sản, tư sản công thương nghiệp bất mãn trước những trở lực do sự cạnh tranh của tư bản chính quốc gây nên. Mâu thuẫn ngày càng sâu sắc giữa thuộc địa và chính quốc, giữa đòi hỏi phát triển của Bắc Mĩ và sự ngăn cản phi lí của chính quyền Anh nhất định sẽ dẫn tới cuộc đấu tranh quyết liệt.

-        Cách mạng tư sản Pháp:

Cuối thế kỉ XVIII, nền công thương nghiệp của Pháp đang trên đà phát triển mặc dù còn thua kém Anh. Sản lượng công nghiệp đã đóng một vai trò quan trọng trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Năm 1789, ngành ngoại thương của Pháp thu 1,826 tỉ livrơ sản phẩm nông nghiệp và 525 triệu livrơ sản phẩm công nghiệp.

Sự phát triển của công thương nghiệp đã làm cho bộ mặt của những thành phố thời trung cổ thay đổi hẳn. Thủ đô Pari với 50 vạn dân, trong đó có 6 vạn thợ làm thuê, là một trung tâm công thương nghiệp, một thành phố nổi tiếng thế giới về sản xuất mĩ phẩm.

Dọc theo biên giới từ phía bắc xuống đến tây nam, người ta thấy nhiều trung tâm kinh tế quan trọng: Ruăng và Havrơ, nơi tập trung công nghiệp vải sợi; hải cảng Năng tơ và Boocđô trông ra Đại Tây Dương, Macxây, cửa biển lớn trên Địa Trung Hải. Trên sông Rôn có thành phố Lyông sản xuất hàng tơ lụa và nhung nổi tiếng châu Âu. Về phía đông giáp giới nước Đức có Andat và Loren, trù phú nguyên liệu với những lò luyện kim lớn.

Trong khi đó, chế độ phong kiến áp dụng những quy chế khắt khe như thuế nặng, sự kiểm soát chặt chẽ, sản xuất theo khuôn mẫu bắt buộc, số lượng sản phẩm và nhân công bị hạn chế... đã ngăn cản sự phát triển công thương nghiệp.

Trước khi cách mạng bùng nổ, từ giữa thế kỷ XVIII, qui mô lớn của công trường thủ công, bắt đầu sử dụng máy móc, máy hơi nước có nhưng còn ít. Chủ công trường thường là những nhà kinh doanh công thương nghiệp, những người chủ nguyên liệu, giao công việc cho các thợ thủ công gia đình rồi thu mua sản phẩm. Hình thức công trường thủ công phân tán được áp dụng rộng rãi trong toàn quốc. Trong ngành vải sợi là công nghiệp phát triển nhất khi đó, chỉ riêng vùng Ruăng đã phải dùng tới 19 vạn thợ kéo sợi làm thủ công trong các gia đình. Công trường thủ công tập trung còn tương đối ít nhưng có một ý nghĩa kinh tế đáng kể. Ngoài những công trường của nhà nước, nhiều công ti đứng ra kinh doanh, tập trung công nhân và bước đầu sử dụng máy móc.

Số công trường dùng từ 50 đến 100 công nhân đã khá nhiều. Công ti than Anh đang thuê tới 4.000 công nhân, Công trường dệt Văng Rôbe thuê hơn 1.000 công nhân, phần đông là phụ nữ. Máy dệt Gienny, máy kéo sợi Accrai đã xuất hiện trong các xưởng dệt, tuy chưa nhiều lắm. Máy hơi nước, lò cao bắt đầu được sử dụng trong các ngành khai mỏ và luyện kim.

Tình hình thương nghiệp cũng phát triển nhanh chóng. Nước Pháp buôn bán với các nước châu Âu, châu Mỹ và phương Đông. Việc buôn bán với các thuộc địa chiếm một vị trí quan trọng, đặc biệt là buôn bán với quần đảo Ăngti, Máctinich, Xanh Đômingô. Pháp xuất cảng lúa mì, len, gia súc, rượu vang và các hàng xa xỉ phẩm, nhập cảng đường, thuốc lá, cà phê... Nô lệ da đen trở thành một món hàng đem lại nhiều lãi nhất. Ngành nội thương cũng bước đầu phát triển nhưng còn gặp nhiều khó khăn.

Nhìn chung, cuối thế kỉ XVIII, các ngành công thương nghiệp đã phát triển mạnh mẽ, yếu tố tư bản chủ nghĩa ngày càng rõ rệt. Nhưng chế độ phong kiến đã cản trở sự phát triển đó. Do việc nông dân bị bóc lột cùng cực không thể mua hàng tiêu dùng được, nên thị trường trong nước bị thu hẹp, chế độ phường hội với những quy chế ngặt nghèo của nhà nước, tình trạng riêng rẽ, cách biệt của các tỉnh với chế độ thuế khóa đo lường khác nhau ; những bản hiệp ước được kí kết do quyền lợi ích kỉ của giai cấp thống trị (hiệp ước 1786 hạ mức thuế quan đối với hàng nhập khẩu từ Anh sang) ... là những trở ngại lớn đối với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản. Cho nên xóa bỏ sợi dây ràng buộc của phong kiến đối với nền công thương nghiệp đã thành một yêu cầu khách quan và tất yếu của lịch sử.

* Kết luận.

Điểm đặc biệt về tiền đề kinh tế của các cuộc cách mạng tư sản phần lớn đều đến từ những thay đổi to lớn về phương thức sản xuất trong nông nghiệp nói cách khác đó là sự xâm nhập của nền kinh tế hàng hoá vào nông nghiệp trên cơ sở phá vỡ chế độ nông nô ở Tây Âu. Ở Pháp và Mỹ là từ công – thương nghiệp, điều này tác động sâu sắc đến sự tham gia của các giai cấp tầng lớp trong cách mạng tư sản. Đối với Nedeclan và Anh do nông nghiệp chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu nền kinh tế nên vai trò của quý tộc mới trong quá trình lãnh đạo cách mạng với giai cấp tư sản là rất lớn, ở các nước này có sự liên minh quý tộc mới – tư sản. Trong khi đó ở Pháp mặc dù nông nghiệp chiếm hơn 90% tỉ trọng song vẫn chịu sự kìm hãm của chế độ phong kiến, công – thương nghiệp phát triển vượt bậc, Mỹ từ khi vẫn là thuộc địa của Anh đã có nền công – thương nghiệp có thể cạnh tranh với công nghiệp của chính quốc vì thế vai trò của giai cấp tư sản hoàn toàn lấn át vai trò của quý tộc tư sản hoá trong quá trình lãnh đạo cách mạng.

Sự xuất hiện của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa cùng với mâu thuẫn giữa quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa và quan hệ sản xuất cũ của phong kiến không thể điêu hoà được là những nguyên nhân về mặt kinh tế để một cuộc cách mạng tư sản diễn ra, tạo nên nhiệm vụ dân chủ đầu tiên của cách mạng tư sản: công nhận pháp lí về chế độ tư hữu, chế độ lao động làm thuê, quan hệ phân phối tư bản chủ nghĩa; nhằm tạo nên sự vững chắc của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.


Ý kiến bạn đọc (0)

BÌNH LUẬN (0)